Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Số phận nào cho hang Sơn Đoòng?
Với dự án xây dựng cáp treo trong hang Sơn Đoòng, câu hỏi đặt ra là: việc phát triển hạ tầng du lịch có thật sự tỉ lệ thuận với lợi nhuận thu được từ du lịch?

 



Một khối thạch nhũ bên trong  hang Sơn Đoòng - Ảnh: Ryan Deboodt

 

Một di sản, hai số phận

 

Năm 2007, UNESCO dọa sẽ tước danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới của thác Victoria. Lý do: Chính phủ Zimbabwe xây quá nhiều hạ tầng phục vụ cho du lịch.

 

Thác Victoria là một câu chuyện đầy mâu thuẫn về phát triển du lịch. Di sản thiên nhiên thế giới này nằm giữa biên giới của Zambia và Zimbabwe. Bên phía Zambia, thác được gọi là Mosi-oa-Tunya (Làn khói sấm).

 

Bên phía Zimbabwe, tên của nó là Victoria. Cả hai quốc gia đều công bố độc lập trong khoảng thập niên 1960, và cho đến thập niên 1980 thì Zimbabwe bắt đầu có ổn định chính trị, còn Zambia thì vẫn đang trải qua những cuộc nội chiến liên miên và đảo chính quân sự. Cho đến giữa thập niên 1990, Zambia vẫn là nước có tỉ lệ nợ nước ngoài trên GDP cao nhất thế giới.

 

Kết quả là hạ tầng du lịch bên phía Zimbabwe bùng nổ, còn phía Zambia thì hoang sơ. Từ thập niên 1990, các resort, nhà hàng, khách sạn và đường cao tốc đâm thẳng vào khu bảo tồn đã bắt đầu mọc lên như nấm bên phía Zimbabwe. Và đó cũng là lúc các nhà nghiên cứu bắt đầu lo ngại: cây cối bị đốn hạ không thương tiếc để xây dựng những hạ tầng này.

 

Liên tục trong những năm sau đó là các báo cáo của nhiều tổ chức quốc tế khẳng định rằng Zimbabwe đang hủy hoại di sản thiên nhiên thế giới bằng việc xây dựng hạ tầng tràn lan của mình. Đến năm 2007 thì UNESCO khẳng định Zimbabwe đã đi đến giới hạn cuối cùng.

 

Khách du lịch bên phía Zimbabwe vẫn đông hơn, như một tất yếu bởi hạ tầng phát triển. Nhưng trong vòng hơn một thập kỷ qua đang diễn ra một thực tế kỳ lạ: lượng khách đến Zimbabwe đang “chập chờn”, trong khi phía bên kia biên giới chứng kiến một tốc độ tăng trưởng khủng khiếp.

 

Số lượng khách đến Zambia đã tăng với tỉ lệ 200% kể từ năm 2000-2012, còn con số này bên phía Zimbabwe là giảm 20%. Năm 2006, một năm trước khi UNESCO đưa ra cảnh cáo, tỉ lệ phòng trống trong mùa du lịch của Zambia là gần 0%, cho dù giá phòng cao nhất lên đến mức hơn 600 USD/đêm. Bên kia biên giới, tỉ lệ phòng trống là 70%.

 

Zambia được hưởng lợi, theo một khía cạnh nào đó, từ những hành động của Zimbabwe. Khi họ bắt đầu có điều kiện để phát triển du lịch ở  Mosi-oa-Tunya thì cũng là lúc Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác bắt đầu quan tâm và gây sức ép bắt nước này cam kết phát triển một hệ thống hạ tầng thân thiện hơn với thiên nhiên.

 

Thác Victoria là bản “Hai số phận di sản” nổi tiếng nhất vì sự đối nghịch - khi nước nghèo hơn lại “chiến thắng” trong du lịch nhờ vào việc bảo tồn. Nó là một kịch bản trớ trêu của lịch sử. Nhưng đôi khi một di sản thiên nhiên mang hai số phận chỉ đơn giản bởi hai quốc gia đồng sở hữu khác nhau về ý thức.

 

Cơ hội không phải ai cũng thấy

 

Như đã nêu ra trong trường hợp của Zimbabwe thì việc phát triển du lịch quá “nóng” có thể phản tác dụng và trở thành lý do để khách du lịch quay lưng, khi mà thiên nhiên bỗng được “tô son trát phấn” bằng bêtông và mùi dầu diesel chạy phương tiện.

 

“Đó là những cơ hội không phải ai cũng nhìn thấy” - Frits van Paasschen, tổng giám đốc của tập đoàn khách sạn khổng lồ Starwood (chủ sở hữu thương hiệu Sheraton), tuyên bố khi được hỏi về “du lịch xanh” - tức là những hình thức du lịch thân thiện với thiên nhiên.

 

Ông  Frits van Paasschen nhìn thấy ở “du lịch xanh” ba cơ hội lớn: đầu tiên là tăng sự hấp dẫn với khách hàng; thứ hai là việc giảm chi phí cho công ty lữ hành và khách sạn; và cuối cùng là tạo ra cảm hứng trong chính nội bộ công ty, khi các nhân viên của ông cùng hướng tới những giá trị “xanh” và đầu tư năng lượng vào đó.

 

Lượng du khách muốn được tham gia các “hoạt động bằng sức người” đang cao hơn bao giờ hết trong lịch sử, theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc năm 2012.

 

75% các nhà tổ chức hội thảo quốc tế đều hỏi về các yếu tố “xanh” khi tìm địa điểm tổ chức, theo Tập đoàn khách sạn JW Marriott. 65% các công ty du lịch có doanh số từ 10 triệu USD/năm trở lên đều đang khuyến khích du lịch “xanh”...

 

Hầu hết các nhà nghiên cứu tiếp tục khẳng định xu hướng này sẽ còn tăng trong các thập kỷ tiếp theo.

 

Việc khách hàng thích cảm giác trải nghiệm thiên nhiên bằng sức mình hơn là sự thoải mái trên những chiếc xe buýt chạy dầu có lẽ là điều mà nhiều người nhìn thấy.

 

Và như lời ông Van Paasschen, điều này hàm chứa một mâu thuẫn chi phí: thay vì đầu tư hàng triệu USD để xây dựng các hạ tầng như cáp treo hoặc đường bộ, một cách khai thác di sản “nguyên bản” sẽ tiết kiệm chi phí cho nhà tổ chức nhưng lại tối ưu hóa sự hấp dẫn với khách hàng và có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn. 

 

Sơn Đoòng đang trở thành một hiện tượng truyền thông của ngành du lịch thế giới. Các bài báo viết về “hang lớn nhất thế giới” đang ngày một nhiều lên cùng với những lời xuýt xoa và lời hứa “tôi phải đến Việt Nam” viết bằng tiếng Anh ở khắp nơi trên mạng xã hội.

 

Cuối tháng 9, ngay cả hang Én, một địa điểm đang “thơm lây” nhờ gần Sơn Đoòng, cũng đã được tờ The New York Times tán dương bằng một bài viết dài - vẫn kèm những lời xuýt xoa của độc giả.

 

Và bây giờ chính là lúc việc can thiệp vào quần thể Sơn Đoòng cần được cân nhắc nhất, ngay cả khi lờ đi việc bảo tồn thiên nhiên thì ngay cả lợi ích kinh tế và thương hiệu có thể cũng là bàn “phản lưới nhà”.

 

Vịnh Hạ Long cũng xấu

 

Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cũng từ lâu được ghi nhận như là một hình mẫu xấu trong việc phát triển du lịch.

 

Trong báo cáo của IUCN năm 2011, vịnh Hạ Long được “đánh dấu đỏ” vì vấn đề ô nhiễm. Đó là điều bất kỳ khách du lịch nào cũng có thể dễ dàng nhìn thấy trên mặt nước vịnh Hạ Long, không cần đến các báo cáo quốc tế: bất chấp những nỗ lực hạn chế của các nhà quản lý, rác rến vẫn trôi nổi ngay cả ở ngoài khơi xa.

 

Sức ép của lượng khách mỗi ngày một đông và năng lực quản lý hạn chế đang khiến di sản trở nên xấu đi. Và tất nhiên, một báo cáo của tổ chức lớn không hề là hình thức “quảng cáo” dễ chịu.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ nổ lò hơi khiến 6 công nhân tử vong: Tạm giữ giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Chồng và cháu gái bà Trương Mỹ Lan kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt (04-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Tạm giữ Giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Bị sét đánh ngay cơn mưa đầu mùa, người đàn ông không qua khỏi (04-05-2024)
    Vụ cô gái chết khô trên sofa: Có khả năng sử dụng thuốc khiến thi thể khô lại? (04-05-2024)
    Người đàn ông chết trong căn nhà khóa trái, kế bên là người phụ nữ bị tai biến (03-05-2024)
    MIỄN NHIỆM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ (03-05-2024)
    Rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông (03-05-2024)
    Công an thông tin vụ bắt gã đàn ông chém nhiều người, 1 nạn nhân tử vong (01-05-2024)
    Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô (01-05-2024)
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ (01-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi: Bộ Y tế yêu cầu tập trung cấp cứu người bị nạn (01-05-2024)
    Cứu tàu gặp nạn trên vùng biển Nam Định (30-04-2024)
    Bắt khẩn cấp 'nữ quái' chuyên dùng thuốc an thần 'dụ' người chăm bệnh nhân uống để cướp tài sản (29-04-2024)
    Diễn biến mới vụ 3 quả dứa giá 500.000 đồng ở Hoàn Kiếm (29-04-2024)
    Thông tin mới nhất vụ thi thể cô gái chết khô trên sofa ở Hà Nội (27-04-2024)
    Bắt giữ đối tượng giả danh Trợ lý Tổng Bí thư để lừa đảo (27-04-2024)
    Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (27-04-2024)
    Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng (27-04-2024)
    Tiêu thụ điện tiếp tục tăng mạnh, đảm bảo giữ nước cho phát điện mùa khô (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Đổi mới lãnh đạo là điều kiện tiên quyết (17-11-2014)
    Giá trị của một ông quan không nằm ở cái sự 'oai' (17-11-2014)
    'Cô là dân mà sao dám hỏi tôi câu đó?' (15-11-2014)
    Thấy gì qua thu nhập 64 tỉ đồng của Chủ tịch tỉnh Bình Dương? (14-11-2014)
    Làm quan chức cần phải biết xấu hổ (12-11-2014)
    Khi người Mỹ xử hối lộ ở Việt Nam (11-11-2014)
    Tham nhũng chính là kẻ móc túi đáng sợ nhất (11-11-2014)
    Sống ở Việt Nam, muốn làm người văn minh cũng khó? (09-11-2014)
    Việt Nam không có văn hóa từ chức, chỉ có văn hóa... lên chức? (08-11-2014)
    "Chúng mày không khá nổi là vậy!" (07-11-2014)
    Miệt thị và xin lỗi? (05-11-2014)
    Chuyện người Việt bị lừa và mặt tối của xã hội Singapore (04-11-2014)
    Nói thẳng về sự thê thảm của nền kiến trúc Việt Nam (03-11-2014)
    Khách đến VN một lần không màng trở lại (03-11-2014)
    Người Việt không lười, mà cơ chế buộc họ phải lười? (02-11-2014)
    Tiền nhân đã dạy: "Khôn thì sống, mống thì chết" (31-10-2014)
    Không ngăn bệnh cơ hội, tư duy nhiệm kỳ, không thể chống tham nhũng (30-10-2014)
    Cảnh lò mổ, giết chó tại Hà Nội lên báo Anh (30-10-2014)
    Chúng ta có biết đứng dậy và bước đi hay không? (29-10-2014)
    Tòa nhà lộng lẫy và sợi dây tử thần (28-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152897276.